Độ nhám bề mặt là gì? & ký hiệu độ nhám bề mặt

Tổ 6, Khu Phố Tân Cang, Phường Phước Tân, Thành Phố Biên
Độ nhám bề mặt là gì? & ký hiệu độ nhám bề mặt

line

ĐỘ NHÁM BỀ MẶT LÀ GÌ? KÝ HIỆU ĐỘ NHÁM BỀ MẶT:

Nhám bề mặt là gì? Nhám bề mặt là tập hợp những mấp mô có bước tương đối nhỏ trên bề mặt của chi tiết được xét trong phạm vi dài chuẩn.

Độ nhám bề mặt có ảnh hưởng rất lớn đến chi tiết máy, bởi vì cùng với việc giảm độ nhám bề mặt đến một chỉ số tối ưu nào đó thì ma sát và mòn bề mặt sẽ giảm dẫn đến hiệu suất làm việc tăng.

Ngoài ra, độ nhám bề mặt chi tiết máy càng thấp thì độ bền và độ chống ăn mòn càng cao, hình dạng bên ngoài của chi tiết máy và máy càng đẹp và đương nhiên giá thành chế tạo sẽ tăng thêm.

 

Ký hiệu nhám bề mặt:

+Hình a: Dùng cho trường hợp không quy định phương pháp gia công bề mặt lần cuối.

+ Hình b: Dùng cho trường hợp bề mặt được gia công bằng phương pháp tách bỏ lớp vật liệu, ví dụ: Tiện, phay, bào…

+ Hình c: Dùng cho bề mặt được gia công bằng phương pháp không tách bỏ lớp vật liệu, ví dụ: Rèn, dập, đúc…  

Kích thước của các ký hiệu nhám bề mặt phụ thuộc vào độ lớn và mức độ phức tạp của bản vẽ và được xác định bằng khổ h của chữ số kích thước ghi trên bản vẽ.

Ví dụ chiều cao chữ trong bản là 2.5mm, suy ra 1.5h = 1.5*2.5 và 3h = 3*2.5

Khi cần quy định phương pháp gia công duy nhất: mài, đánh bóng…hoặc khi cần ghi thêm các chỉ dẫn khác thì phải vẽ thêm một giá vào ký hiệu như hình bên dưới

Nhám bề mặt được ký hiệu theo Ra và Rz tương ứng với 14 cấp độ nhám.

Ký hiệu Ra thường dùng để đánh giá độ nhám bề mặt cấp 5 đến cấp 11

Ký hiệu Rz thường dùng để đánh giá độ nhám bề mặt cấp 1 đến cấp 5 và cấp 13, 14.

Bảng thống số cấp độ nhám bề mặt

Ra là thông số nhám ưu tiên, trên ký hiệu nhám không ghi chữ Ra. Các thông số còn lại cần phải ghi rõ ký hiệu và trị số độ nhám.

Ví dụ: Rz20, Rz40, Rz60…

Nhám bề mặt được ghi trực tiếp trên các bề mặt khác nhau, độ nhám như nhau của các bề mặt còn lại được ghi ở góc trên bên phải vẽ bằng ký hiệu kèm theo dấu ngoặc đơn.

Với các bề mặt có cùng kích thước danh nghĩa nhưng có độ nhám bề mặt khác nhau (hoặc lắp ghép khác nhau) thì dùng nét mảnh ngăn cách các phần bề mặt này và ghi độ nhám trên mỗi phần.

Nếu trên bản vẽ chế tạo bánh răng, then hoa…, không vẽ profin răng thì kí hiệu độ nhám của bề mặt làm việc của răng được ghi trên đường dóng của chi tiết.  

 

 

Ứng dụng AutoCAD Mechanical để ghi độ nhám bề mặt.

Bước 1: Nhấp vào biểu tượng như hình bên dưới

Bước 2: Chọn bề mặt cần ghi độ nhám

Bước 3: Hộp thoại cài đặt độ nhám hiện lên  => tiến hành cài đặt

+ Vị trí A’: Chỉ số độ nhám theo Ra hoặc Rz. Nếu là độ nhám Ra thì không cần ghi Ra, ví dụ: Ra1.25 thì ghi 1.25. Ngược lại, nếu độ nhám là Rz thì ghi luôn Rz, ví dụ: Rz40…  

+ Vị trí B’: Ghi phương pháp gia công hoặc các chỉ dẫn khác.  

Bước 4: Nhấn Settings để cài đặt kiểu chữ, chiều cao chữ…

Như vậy là quá trình ghi độ nhám bề mặt trong AutoCAD Mechanical đã xong.

Quá dễ dàng, chỉ mất khoảng 30 giây là bạn đã ghi được một ký hiệu độ nhám. Đây là một trong những ứng dụng tuyệt vời nhất trong phần mềm AutoCAD Mechanical, với tính năng này thì tốc vẽ của bạn đã được tăng lên đáng kể rồi đấy.

Cuối cùng: Bạn có thể tra bảng độ nhám bề mặt của trục với ổ lăn và hộp ổ lăn như sau:

Như vậy là trong bài viết này mình đã cung cấp cho bạn những đầy đủ thông tin về độ nhám bề mặt, cũng như ký hiệu độ nhám bề mặt và cách áp dụng phần mềm AutoCAD Mechanical để ghi ký hiệu nhám.

Mình tin chắc rằng sau khi bạn đọc xong bài viết này thì bạn sẽ không còn mơ hồ về độ nhám bề mặt nữa. Việc bạn cần làm bây giờ là hãy đọc thật kỹ bài viết này một lần nữa và áp dụng nó vào ngay bản vẽ của bạn nhé.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy để lại Comment ở dưới bài viết này nhé.

Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.

Zalo
Hotline